Internal Link là gì? Lợi ích của Internal Link?

Đối với những ai là SEOer thì không thể không biết Internal Link. Đây là một thuật ngữ thông dụng trong ngành, được hiểu là liên kết nội bộ trong SEO Onpage. Tiếc thay, chúng lại thường bị đánh giá thấp trong chiến lược SEO, trong khả năng usability và chuyển đổi conversions. Trong khi đó, đây là thành phần dễ thực hiện, dễ quản lý và mang đến hiệu quả thực sự khác biệt.

Vậy Internal Link là gì? Lợi ích của nó ra sao? Cách sử dụng thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây để khám phá chi tiết.

Internal Link là gì? Sự khác biệt giữa Internal Link và External Link?

Internal Link hay còn gọi là liên kết nội bộ, được hiểu là một liên kết từ trang này sang trang khác của cùng một tên miền. Chẳng hạn như điều hướng trang website, menu trang cũng là liên kết nội bộ. Nhưng với Internal Link thì chỉ tính các liên kết trong nội dung các trang.

Internal Link là gì? Sự khác biệt giữa Internal Link và External Link?
Internal Link là gì? Sự khác biệt giữa Internal Link và External Link?

Mặt khác, External Link (liên kết ngoài), được phân loại thành Inbound Link và Outbound Link. Inbound Link chỉ các liên kết trỏ đến trang web chính từ các trang web khác (hay còn gọi là Backlink). Còn Outbound Link lại là các liên kết trỏ đến web khác từ trang web của bạn.

Để so sánh giữa hai loại link liên kết này trong SEO thì chúng ta có thể xét theo 3 góc độ:

Về mức độ kiểm soát: External Link khó kiểm soát hơn. Internal Link vừa kiểm soát dễ dàng, nhanh chóng vừa hoàn toàn miễn phí.

Về độ Trust: External Link truyền sự uy tín từ trang web khác đến trang web của mình, tăng Domain Authority. Trong khi đó, Internal Link lại truyền uy tín giữa các trang trong một website, tăng Page Authority của những trang được liên kết.

Về vị trí xuất hiện: External Link xuất hiện giữa các chữ, trong nội dung. Internal Link ở phần định hướng website, cũng như nội dung bài viết.

3 lợi ích đáng chú ý của cấu trúc Internal Link

Internal Link đóng vai trò quan trọng trong SEO bởi vì những lý do sau đây:

1. Các liên kết ảnh hưởng đến thứ hạng SEO

Đầu tiên, nên nhớ rõ quy tắc Internal Link đó là sự uy tín trên Internet “chảy” từ web này sang web khác thông qua các liên kết. Độ tín nhiệm này gọi là “Link Juice”, hay như các SEOer thường gọi là “Authority” (độ uy tín).

Không giống như External Link góp phần tăng uy tín cho tổng thể trang web thông qua các link đến từ trang web khác truyền “Domain Rating” không thể làm điều đó, nhưng chúng có khả năng truyền sự tín nhiệm giữa page trong trang web. Thông qua đó, các trang sẽ giúp đỡ nhau xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Để liên kết nội bộ đạt được giá trị SEO Web tốt nhất, bạn cần phải:

– Sử dụng một số trang của bạn có sức mạnh và độ uy tín hơn trang khác. Đây có thể là những trang đã có liên kết trỏ tới.

– Một số trang nhận được nhiều lợi ích truyền độ uy tín hơn những trang còn lại. Page có thể được xếp hạng nhưng không cao. Do đó, một chút tín nhiệm sẽ giúp page tiến tới top cao hơn.

lợi ích đáng chú ý của cấu trúc Internal Link
lợi ích đáng chú ý của cấu trúc Internal Link

2. Điều hướng khách truy cập vào trang có tỷ lệ chuyển đổi cao

Trên thực tế, có một số trang web đặc biệt thu hút nhiều lượng truy cập hơn cả. Điều này do chúng đã giữ được thứ hạng cao trên Google hoặc chia sẻ nhiều thông tin hữu ích. Một số trang thì khả năng thôi thúc khách truy cập để “hành động” khá tốt. Từ chia sẻ kiến thức cần thiết, biến họ thành khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp. Đây đều là những trang website có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Liên kết từ các trang có nhiều lượng truy cập với trang hướng người dùng chuyển đổi hành động sẽ tạo nên một bước bứt phá đáng kể về khía cạnh Marketing. Một liên kết nhỏ có thể tăng tương tác, kết nối với khách hàng của mình, thúc đẩy họ hành động.

Để nhận diện trang nào của bạn thu hút nhiều traffic nhất, bạn có thể kiểm tra trong công cụ phân tích Analytics. Chỉ cần vào báo cáo Hành vi, Nội dung trang web và tất cả trang, bạn có thể theo dõi và kiểm tra được các thứ tự các trang top traffic.

3. Liên kết thôi thúc khách hành động – Calls to Action

Mục tiêu cuối cùng của bất cứ chiến lược marketing nào đều là làm sao để thu hút được nhiều khách truy cập và chuyển đổi người dùng hành động mua hàng. Internal Link là công cụ tuyệt vời nhắc nhở người dùng thực hiện tương tác, khéo léo dẫn dắt họ hành động. Internal Link tuy nhỏ bé nhưng góp phần không nhỏ tạo ra lượng khách hàng tiềm năng nhất định. Điều bạn cần làm chính là tối ưu các nút CTA nữa thôi.

Phương pháp sử dụng Internal Link đạt hiệu quả cao

Trỏ link liên kết nội bộ mang giá trị thông tin hữu ích

Trong một bài viết, bạn có thể thêm vài điểm đặt link nội bộ mà bạn nghĩ người dùng sẽ quan tâm. Việc trỏ link này sẽ được Google đánh giá cao, nhận định website của bạn hữu ích vì khả năng điều hướng traffic từ page này sang page khác tốt, thu hút lượng tương tác trên trang.

Xây dựng hệ thống menu website

Thông qua menu, Google sẽ dễ nắm bắt trang web của bạn có những mục chính, nội dung nổi bật như thế nào tiện lợi lại tiết kiệm thời gian.

Bởi lẽ đó, hãy tập trung xây dựng menu rõ ràng, chính xác để nêu bật lên chủ đề chính trang web.

Phương pháp sử dụng Internal Link đạt hiệu quả cao
Phương pháp sử dụng Internal Link đạt hiệu quả cao

Xây dựng link nội bộ ở dưới footer

Bao gồm: thông tin doanh nghiệp, menu phụ, các sản phẩm dịch vụ đang làm, sự kiện/hoạt động, điều khoản, chính sách.

Số lượng Internal Link

Xây dựng Internal Link không có nghĩa là đi càng nhiều link càng tốt. Google cũng không đặt quy tắc về số lượng link trên 1 trang nên không ai biết được con số nào là hợp lý. Vì vậy, bạn cần cân nhắc vấn đề này, phân bổ sao cho hợp lý nhất.

Cho hiển thị thanh điều hướng

Đây là mục hiển thị bên dưới menu chính gồm các thư mục mẹ bài viết. Mỗi thư mục sẽ chứa các bài viết cùng chủ để tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc tìm hiểu và tham khảo.

Sử dụng Anchor Text

Bạn nên dùng thẻ mô tả Anchor Text ngắn gọn, rõ ràng để mọi người nhấp vào truy cập các trang hữu ích họ đang quan tâm.

Link deep

Thay vì các link có sẵn trong điều hướng chính của website, bạn có thể tìm kiếm link deep trong cấu trúc web của mình để tăng giá trị SEO Web.

Dùng liên kết tự nhiên

Hãy đảm bảo rằng link liên kết của bạn cung cấp giá trị cho người đọc, đúng là chủ đề người dùng họ đang quan tâm. Có như vậy, họ mới dành nhiều thời gian tương tác hơn trên trang web của bạn.

Hi vọng với bài viết trên đây, các bạn đã nắm trong tay vốn kiến thức cơ bản về Internal Link là gì? Lợi ích của chúng trong SEO ra sao? Cách phát triển chúng như thế nào hiệu quả? Từ đó, vận dụng tốt hơn vào chiến lược SEO bạn đang thực hiện nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *